Tôi không biết thông tin về suất chiếu chính thức tại Việt Nam của “Đi Tìm Phong” có đến được Ban Giám Hiệu của Trường Đại Học Sân Khấu Điện Ảnh Hà Nội hay không?
Một sinh viên của trường nay là nhân vật chính trong một tác phẩm điện ảnh. Liệu sẽ có một động thái quan tâm, tìm hiểu nào không?
Tôi tạm thời bỏ qua nghi vấn này. Yếu tố Việt Nam tạm thời tôi không đề cập. Tôi muốn hướng phần chú ý của mình đến 5 trên 6 biểu tượng còn lại. Vì cả 5 đều mang yếu tố Pháp.
Theo thông cáo báo chí, tôi được biết “Đi tìm Phong” có 2 người đồng đạo diễn. Một là Swann Dubus. Nguồn gốc học thuật chính quy có liên quan đến phim của anh là trường Đại học Paris III - Sorbonne Nouvelle. Hai là Trần Phương Thảo, chị từng du học Pháp và nơi chị đã trao dồi kiến thức chuyên sâu vào lĩnh vực phim ảnh là trường Đại Học Poitiers. Đến khi về nước thì chị đã tham gia vào trại sáng tác tài liệu hiện thực Varan. Tôi cạn hiểu không gian để chị tích lũy những trải nghiệm thực tế hoặc gần sát với thực tế tiến trình làm phim chính là cái tên “Varan Vietnam”. Về tư cách pháp nhân, đây là một công ty TNHH Truyền Thông Và Sản Xuất Nghe Nhìn. Về mặt giáo dục, Varan là một chương trình đào tạo làm phim tài liệu của Pháp. Về mặt lịch sử, Varan là một hiệp hội chuyên đào tạo các nhà làm phim theo phong cách điện ảnh trực tiếp. Tổ chức được thành lập vào thập niên nghìn chín tám mươi tại Pháp. Nhìn vào cái tên “Varan Vietnam” thì thấy rất rõ chất Pháp hay căn tính Pháp.
Tôi tạm gọi 3 biểu tượng vừa kể là nơi khơi nguồn, nơi bồi đắp nên kỹ năng chuyên môn, tạo tác nên một bộ phim. Còn 2 biểu tượng còn lại. IDECAF và IF. Đây vốn dĩ là 2 cơ quan trực thuộc Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Viện trao đổi văn hóa với Pháp và Viện Pháp. Không cần phải tìm hiểu, nghe tên gọi, tôi tin rằng ai cũng sẽ hiểu nhiệm vụ chính của 2 viện này là quảng bá ngôn ngữ Pháp, văn hóa Pháp.
Thưởng thức bộ phim “Đi tìm Phong”, nhìn sâu vào chất lượng nghệ thuật thật sự của bộ phim, người xem có thể sẽ thấy được vết tích của 3 biểu tượng đầu tiên.
Còn 2 biểu tượng còn lại chính là nơi trình chiếu hoặc tổ chức tiếp sức cho sự trình chiếu. 2 biểu tượng sau là sự dẫn truyền bộ phim, một bộ phim được làm nên bởi những con người do chính nước Pháp đào tạo, dẫn truyền sao cho thật nhiều người có được cơ hội thưởng thức hay ít ra là phim đến đúng đối tượng khán giả mục tiêu.
Nghi vấn của tôi, như đã nêu ở trên, đã bỏ qua yếu tố Việt Nam. Nghi vấn lúc này nhằm vào tính Pháp. Người Pháp vốn yêu điện ảnh. Nước Pháp là cái nôi của nghệ thuật này. Chính phủ Pháp cũng từ lâu nổi tiếng với tình yêu điện ảnh, sẵn lòng dốc hết sức mình để bảo trợ cho điện ảnh.
Vậy thì nay đã có một đơn vị (Blue Productions) đứng ra đồng hành cùng bộ phim, xin nhắc lại một bộ phim được tạo ra bởi chính những nhà làm phim do họ đào tạo. Một đêm công chiếu chính thức của bộ phim đó sẽ diễn ra vào ngày 2 tháng 10 năm nay. Có thể đó cũng là suất chiếu duy nhất. Đơn giản là vì dòng phim tài liệu không thể chen chân vào các cụm rạp thương mại. Vậy thì IDECAF, IF hay còn có một tổ chức nào khác liên quan, họ có lưu tâm đến diễn biến đương thời nóng hổi này. Có lưu tâm hay không lưu tâm? Và nếu có lưu tâm thì lưu tâm bao nhiêu phần trăm? Bao nhiêu phần trăm để dẫn đến một hành động tương trợ, tiếp sức? Liệu họ có suy ngẫm gì về việc nâng đỡ bộ phim này? Liệu họ có ưu tư gì để góp phần vào tiến trình giới thiệu bộ phim một cách rộng rãi?
#Nhiên