Suốt một tuần lễ sau khi xem Nửa Đời Ngơ Ngác (19.8.2017), câu hỏi “Thế nào là một vở kịch hay?” lai vãng tới lui muôn lượt trong tâm trí.
Để có một giải đáp thấu triệt hoàn toàn, hẳn nhiên tôi phải tích lũy kiến thức chuyên sâu về sân khấu kịch nói. Song song, tự thân tôi phải biến đổi. Tôi cần trở nên “hay”, “hay gần bằng” với cái hay của một vở kịch. Hai con đường ấy tôi tưởng như thiên lý trước mặt.
Chẳng hiểu rằng tôi có đủ thể lực và vốn liếng để đi hết vạn dặm ngàn trùng hay không. Nhưng tôi phát giác một sang chấn tức thời. Ngay sau cột mốc 19.8, khi vào youtube, tôi đã không còn xem được những đoạn kịch, những chương trình có tính chất kịch nghệ hay lấy chất thoại kịch làm trọng tâm. Trước đây tôi vẫn thường cho phép mình tiêu tán thời gian vào các chương trình thực tế, các trò chơi truyền hình. Không hẳn là thích, chỉ là không có gì để xem.
Giờ thì sự đang khác đi. Sau khi thưởng thức Nửa Đời Ngơ Ngác, tôi không còn thấy những gì có tính chất kịch trên youtube hấp dẫn nữa. Diễn tiến này là tích cực hay tiêu cực? Là xấu đi hay tốt lên? Tôi không biết. Tôi chỉ biết nơi mình thật sự thuộc về: Chính kịch và không khí thoại kịch trực tiếp.
Nhiên