Tôi từng đứng trên Chùa Cầu. Đứng như một con người được giáo dục về sự kính trọng nơi mình đang đứng. 8 năm sau, tôi mới biết không gian ấy được tối giản đường nét để trở thành biểu tượng cho Hội An.
Hội An, cái tên từng là ước ao của toàn cõi Á Châu. Thương cảnh trứ danh một thời ở xứ Đông Dương giờ chỉ còn là ý niệm. Nhưng chiếc cầu ấy vẫn còn đó, là chứng nhân cho đủ loại kim tiền, ngôn ngữ, màu da ngày ngày vẫn đang đến đi tấp nập. Kinh tế và văn hoá chưa khi nào dừng xiết tay nhau.
Đảo Của Dân Ngụ Cư là câu chuyện kể về 4 sắc dân. Một hợp chủng đã hội tụ rồi tạo nên trong trong nhau những niềm đau và thương tổn. Trong quán ăn gia đình trị mang thương hiệu Đêm Trắng, liên minh kinh tế đi đầu. Kéo theo sau đó là muôn vàn cung bậc và khuôn mặt của ái tình.
Đảo Của Dân Ngụ Cự lấy Hội An làm bối cảnh chủ đạo cho những khung hình chuyển động. Bộ phim chẳng khác gì một chiếc cầu, một chiếc cầu được nỗ lực dựng tạo bằng kỹ thuật điện ảnh. Ở đó, người xem thấy biểu đạt của sự giao thao văn hóa và cả những đổ vỡ đi kèm. Tất cả bắt nguồn từ khác biệt trong tâm lý, hành vi của những sắc dân.
Cầu-Cảng-Đảo như một đường thẳng nối liền 3 ấn dấu. Với tôi, tất cả là những dấu hiệu như tiên tri một điều gì đó.
Hôm nay, Đảo Của Dân Ngụ Cư được trình chiếu lần 2 tại Liên Hoan Phim Quốc Tế Á Âu tại Astana, Kazakhstan. Ở mùa thứ 13, những người tổ chức chọn hình ảnh chiếc cầu làm biểu tượng. Và khẩu hiệu đi kèm cũng nhất quán về mặt ngữ nghĩa: Cầu Nối Văn Hóa (Bridging Cultures). Và Đảo Của Dân Ngụ Cư (với tựa tiếng Anh The Way Station) có mặt trong bản danh sách đề cử cuối cùng…
Nhiên.
20:46, 28.7.2017
::: ::: ::: Trở về mục lục ::: ::: :::
(Tất cả các bài theo chủ đề Đảo Của Dân Ngụ Cư)
(Tất cả các bài theo chủ đề Đảo Của Dân Ngụ Cư)